6 sai lầm cần tránh khi sử dụng đồ điện

Hiện nay, sử dụng đồ điện gia dụng trở nên phổ biến ở mỗi gia đình để tiện nghi hóa cuộc sống. Nhưng ko phải ai cũng biết sử dụng đúng cách, hợp lí, hiệu quả để tiết kiệm tối đa chi phí cho gia đình bạn.
Sử dụng không đúng cách làm giảm đáng kể tuổi thọ của sản phẩm. Hãy tham khảo các bí quyết sau của công ty dịch vụ sua dien nuoc AZ về những sai lầm cần tránh khi sử dụng thiết bị điện nhà bạn.
1. Bật bình nóng lạnh cả ngày vì bình có chức năng tự ngắt điện khi quá nhiệt.


-Sai lầm mà nhiều gia đình thường hay mắc phải là bật bình nóng lạnh suốt cả ngày, gây lãng phí điện năng và giảm độ bền của sản phẩm-
Đúng là rơ le nhiệt trong bình nóng lạnh có tác dụng tự ngắt khi nước đủ nóng, nhưng cũng tự động đóng điện cho thanh đun nếu nhiệt độ nước trong bình xuống thấp. Thêm nữa, việc cắm điện suốt 24/24h làm cho dây may so nhanh hỏng vì phải hoạt động nhiều dễ quá tải, cháy nổ. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bình nóng lạnh bị rò điện.
Nên: Chỉ nên bật bình nóng lạnh trong vòng 10-20 phút và phải tắt nguồn điện trước khi sử dụng.
2. Ngắt điện tủ lạnh hoàn toàn vào mùa đông để tiết kiệm điện do ko có nhu cầu sử dụng.
Nếu thời gian ngừng sử dụng quá lâu, giàn nóng và giàn lạnh bên trong tủ lạnh do ko được làm việc thường xuyên, ko được sấy sẽ dẫn đến bị oxi hóa. Hậu quả là tủ lạnh mất lạnh, thủng giàn…
Nên: Bảo quản tủ bằng cách vệ sinh sạch sẽ. Cách chừng 15 -30 ngày, cắm điện để vận hành tủ lạnh trong vài tiếng đồng hồ.
3. Luôn giữ các thiết bị ở chế độ standby (chế độ chờ) để ko mất công chờ khởi động lại.


-Luôn để thiết bị ở chế độ standby là một sai lầm cần tránh.-
Theo nhiều số liệu đo đạc, ở trong trạng thái stanby, các thiết bị vẫn tiêu thụ điện xấp xỉ như khi nó đang hoạt động (khoảng 80-90%). Ví dụ như ti vi, đầu video, máy vi tính,… vẫn tiêu thụ một lượng điện năng dự phòng vào khoảng 4-10 Watt. Chỉ cần cộng hết các công suất tiêu thụ điện ở chế độ chờ trong gia đình thì có thể mất vài chục Watt mỗi ngày,Hơn nữa, nếu nguồn điện không ổn định, có thể gây chập cháy các thiết bị điện…
Nên: Tắt hẳn các thiết bị khi không sử dụng, ko để ở chế độ chờ ( standby).
4. Vừa sạc pin laptop vừa cho máy duy trì .

-Vừa sạc pin vừa cho máy tính hoạt động là thói quen sai cách, tăng chi phí điện và giảm độ bền của laptop.-
Thao tác này làm cho viên pin luôn phải sạc, xả liên tục do đó pin mau chóng bị chai, hỏng.
Nên: Sạc đầy pin, rút nguồn điện, rồi mới sử dụng máy. Nếu nguồn điện ổn định có thể tháo pin và dùng điện trực tiếp. Trong trường hợp đó, cần ghi nhớ sạc, sử dụng pin ít nhất 1 lần/tháng.
5. Kê laptop lên chăn, gối

-Một thói quen sai khá phổ biến là kê laptop lên ga, chăn gối làm giảm hiệu quả hoạt động và tuổi thọ của máy.-
“Ôm” laptop lên giường, vừa ngả lưng thư giãn, vừa làm việc, “lướt” net… Quả là dễ chịu! Nhưng việc kê laptop lên các bề mặt mềm, kín gió như chăn, gối, nệm,… chính là tác nhân gây nóng pin và các khe tản nhiệt bị bịt kín dẫn đến hệ thống tản nhiệt của máy hoạt động ko hiệu quả, có thể làm hỏng hỏng các thiết bị bên trong.
Nên: Kê laptop trên một cái bàn bé . sử dụng thêm đế tản nhiệt.
6. Vo gạo trong xoong nấu của nồi cơm điện

-Vo gạo trực tiếp vào xong nồi cơm điện cũng là một thói quen sai cần khắc phục-
“Làm vậy cho tiện!” là lý do đem tới của những người nội trợ. tuy vậy, thói quen này sẽ dần làm hỏng lớp chống dính của xoong dẫn đến hiện tượng cơm nấu bị cháy, khê và dính nồi.
Nên: Vo gạo bằng rổ, rá rồi mới cho vào xoong. Khi nấu, sử dụng cả 2 tay đăt xoong gọn nhẹ vào trong nồi, xoay nửa vòng sang phải hoặc trái để rơ le chính của nồi tiếp xúc đều với đáy xoong.
Hy vọng những chia sẻ trên của AZ sẽ hữu ích cho bạn trong sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả thiết bị điện gia dụng cho gia đình!

----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Website: http://diennuocaz.com
Văn phòng công ty : Ngõ 210. Đường Hoàng Văn Thái. Thanh Xuân. Hà Nội
HotLine: 094 889 50 60 - 094 734 83 86 ( Anh Hiếu )